Nghệ thuật Kintsukuroi

3202

Nhật Bản là một đất nước có nền văn hóa đậm chất truyền thống, coi trọng kỉ niệm, trân trọng kỉ vật. Họ luôn gấp những nếp khăn thật đẹp để gói những món quà, nấu bữa cơm thật ngon để đãi khách,…Từ những điều đó, người Nhật vô hình chung tạo nên ra một nghệ thuật độc đáo. Một trong số đó là nghệ thuật Kintsukuroi (金繕い) hay còn có tên gọi khác là Kintsugi (金継ぎ). Hãy cùng Kyodai tìm hiểu về loại hình nghệ thuật này nhé!

Nghệ thuật Kintsukuroi (金繕い)
                                                                                     Nghệ thuật Kintsukuroi (金繕い)

Kintsukuroi (金繕い) có nghĩa là “dùng vàng để hàn gắn”, mục đích để phục chế lại các đồ đã bị vỡ, mà đặc biệt là gốm sứ. Để thực hiện được việc phục chế này, những nghệ nhân Kintsukuroi sẽ trộn bột vàng, bạc hoặc bạch kim cùng với sơn và trám lên những vết rạn nứt, gắn các mảnh vỡ lại theo vị trí ban đầu.

…Được tạo nên bởi những đôi bàn tay khéo léo
                                                                         …Được tạo nên bởi những đôi bàn tay khéo léo

Có thể nói, với bản tính trân trọng kỉ niệm cũ, con người xứ sở hoa anh đào đã nghĩ ra cách để hàn gắn, giữ gìn bền lâu những món đồ gốm, đồ sứ quý giá. Đặc biệt là những món đồ được tặng, đặc biệt để thể hiện sự tôn trọng với người đã tặng quà cho mình.

Các bước để “hàn gắn” trong nghệ thuật Kintsukuroi
                                                                       Các bước để “hàn gắn” trong nghệ thuật Kintsukuroi

Tất nhiên, những mảnh vỡ sau khi được trám lại không còn giữ được dáng vẻ, hình dạng nguyên vẹn như ban đầu, nhưng với việc trám vàng lên vết nứt đã khiến cho những món đồ gốm sứ trở nên trang trọng và mang đầy màu sắc cổ xưa. Những vân vàng hòa cùng với màu gụ, màu xám, màu nâu,..của gốm sứ đã tạo nên một vẻ rất riêng, không đồng nhất với bất cứ món đồ thông thường nào.

Vẻ đẹp rất riêng của những món đồ sau khi được “hàn gắn”
                                                         Vẻ đẹp rất riêng của những món đồ sau khi được “hàn gắn”

Chính vì vẻ đẹp và ý nghĩa như vậy, nghệ thuật Kintsukuroi trở nên phổ biến tại Nhật, thậm chí chúng còn được rao bán với một mức giá không hề rẻ. Tuy nhiên, việc mua lại như vậy cũng mất đi ý nghĩa trân trọng ban đầu đúng không nào?

Nghệ thuật Kintsukuroi rất phổ biến tại Nhật
                                                                         Nghệ thuật Kintsukuroi rất phổ biến tại Nhật

Vậy nghệ thuật Kintsukuroi bắt nguồn từ đâu? Phần lớn người Nhật cho rằng nghệ thuật Kintsukuroi bắt nguồn vào thế kỷ XV, khi vị tướng quân Ashikaga Yoshimasa gửi một bát uống trà bị hư hỏng về Trung Quốc. Khi bát uống trà được trả lại, trên mặt bát trà có những chiếc ghim bằng kim loại nhìn không đẹp mắt. Do vậy những người thợ thủ công Nhật Bản đã tìm ra cách để khiến những vết nứt trở nên thẩm mỹ hơn. Đó chính là sự ra đời của nghệ thuật Kintsukuroi.

...Và được bắt nguồn vào thế kỷ XV
                                                                                   …Và được bắt nguồn vào thế kỷ XV

Bên cạnh việc hàn gắn đồ vật mang nghĩa thông thường, đây cũng là cách người Nhật dùng để biểu lộ, thái độ của mình trong việc coi trọng các mối quan hệ xung quanh. Điều đó thật đáng cho chúng ta học hỏi, một phong cách sống tuyệt vời phải không?