Phân Loại Trợ Từ Trong Tiếng Nhật

1086

Trợ từ trong tiếng Nhật chiếm giữ vị trí rất quan trọng, cũng là thứ “khó nhằn” nhất đối với những người học tiếng Nhật chúng ta – chỉ sau Kanji (Có tới hơn 80 loại trợ từ cơ mà, và tổng cộng lại thì có cả hàng trăm cách dùng, bảo sao không mệt cho được 。:゚*+;(●´・д・`●);+*゚:。)
Những học giả người Nhật đã bắt đầu nghiên cứu về trợ từ từ thời Juntokuin (1197 – 1242), và từ đó đến nay đã có rất nhiều tác phẩm của những nhà nghiên cứu nổi tiếng; tuy nhiên chỉ đến khi Mitsuya Kieta cho ra đời quan điểm phân loại trợ từ của mình (vào khoảng những năm 1930s) thì việc phân loại trợ từ mới thực sự trở nên ngắn gọn và hàm súc. Phần lớn các giáo trình dạy tiếng Nhật hiện đại đều phân chia trợ từ dựa theo quan điểm của ông.
Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Nhật”, quyển I, trang 506-507, Mitsuya sắp xếp trợ từ theo 8 nhóm cơ bản như sau:
1. Trợ từ cách: ga, no, ni, wo, to, he, yori, kara, de, tsu, na, i.
2. Phó trợ từ: dani, sura, sae, nomi, bakari, made, nado, yara, ka, dake, kiri, gurai, zutsu, dokoro, nari.
3. Trợ từ quan hệ: wa, mo, zo, namu, ya, ka, koso, na, sae, demo, hoka, shika, datte, narito.
4. Trợ từ tiếp tục: ba, to, tomo, do, domo, ni, wo, ga, noni, monowo, tokoroga, mở, temo, demo, kara, made, tế, shite, nagara, tsutsu.
5. Trợ từ liệt kê: to, ya, ka, yara, ni, nari, no, dano, tari.
6. Trợ từ định danh: no, zo, kara, hodo.
7. Trợ từ kết thúc: ga, gana, ka, kana, kamo, kashi, na, ne, ni, ka, he, ze, tomo, i, no, yo, sa.
8. Trợ từ trung gian: yo, ya, shi, zo, he, na, ne, gana.
Do sự khác biệt về ngôn ngữ: Tiếng Nhật thuộc loại hình ngôn ngữ đa âm tiết chắp dính, mọi ý nghĩa ngữ pháp, ngữ dụng… đều được biểu hiện bằng trợ từ. Trong khi đó, tiếng Việt của chúng ta lại thuộc loại hình đơn lập phân tích tính, các ý nghĩa ngữ pháp, ngữ dụng chủ yếu được biểu hiện bằng trật tự từ và hư từ. Hơn nữa trong thực tiễn vẫn xảy ra sự luân phiên thay thế của những nhóm trợ từ có chức năng hoàn toàn khác nhau.
=> Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc học tiếng Nhật vất vả đây {{p´Д`q}} Tuy nhiên, chỉ cần hiểu được hệ thống phân loại trợ từ và nắm vững được ý nghĩa của chúng trên các bình diện hoạt động khác nhau sẽ giúp cho chúng ta bớt nhầm lẫn trong quá trình thực tập sử dụng tiếng Nhật ngay thôi ^o^

Cùng KYODAI Khám phá Nhật Bản và hc tiếng Nht vui tại các Lớp học vui vẻ nhé !
Bài viết được đăng trên Blog của trường du hc nht bn KYODAI, vui lòng ghi nguồn khi đăng lại.
Nguồn: cjs.inas.gov.vn